Làm đổ nước vào laptop là một tình huống cực kì không may có thể xảy ra với bạn. Trong tình huống này, bạn đã biết cách để “cứu sống” chiếc laptop của mình?
Thật đúng là cơn ác mộng cho những người sử dụng máy tính xách tay khi bất cẩn làm đổ một tách cà phê, nước lên laptop hay gặp một cơn mưa rào khi đang làm việc ngoài trời. Khi chất lỏng và điện gặp nhau, chất lỏng có thể phá hủy rất nhiều mạch điện tử, dẫn đến sốc điện nghiêm trọng nếu không cẩn thận. Do đó bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý khi laptop bị dính nước.
An toàn là trên hết
Trước khi bắt đầu, bạn có thể phải đối mặt với thực tế là laptop của bạn có thể đã chết. Rất tiếc nhưng vào thời điểm này những gì bạn chuẩn bị làm chỉ là biện pháp “sơ cứu” với hy vọng mờ nhạt rằng có thể cứu được phần cứng. Tuy nhiên nếu có bảo hành thiệt hại hoàn toàn hoặc có khả năng nâng cấp đơn giản, bạn có thể sử dụng chúng.
Nhưng nếu thấy bất cứ bộ phận nào của máy tính tóe lửa hoặc bốc khói, hãy tránh xa nó và nếu cần thiết có thể bỏ nó ra khỏi nhà. Nếu bạn nhìn thấy ngọn lửa thực sự, hãy dùng bình cứu hỏa để dập tắt nó. Trong trường hợp này thì không có biện pháp nào có thể “cứu” laptop của bạn nữa, hãy chuẩn bị tinh thần mua một chiếc máy tính mới.
Xử lý nhanh laptop bị đổ nước vào
Nếu máy tính xách tay của bạn có vẻ an toàn, không bốc khói, có tiếng nổ hay dấu hiệu nguy hiểm nào, bạn hãy:
- Rút phích cắm khỏi dây nguồn với bàn tay khô và tháo pin nếu sử dụng loại có thể tháo rời. Bây giờ bạn không cần phải lo lắng bị sốc điện nữa.
- Tiếp tục tháo các phần cứng khác đang gắn trên laptop như chuột, ổ USB, các thiết bị gắn rời và tất cả các loại cáp khác.
- Lau phần phía ngoài của laptop. Mở laptop hết cỡ, giữ laptop theo hướng màn hình và bàn phím hướng xuống dưới, sau đó lau tất cả các bề mặt bị ướt bằng khăn mặt hoặc các loại sợi hút nước không có sợi nhỏ khác. Nước lọc là loại chất lỏng ít gây hại nhất, trong khi nước có đường và rượu, bia sẽ gây hại nhất. Nói chung, bạn phải giảm thiểu tác hại của chất lỏng bằng cách lau khô càng sớm càng tốt.
Sau khi đã làm khô máy, bạn có 2 cách để giải quyết vấn đề:
- Cách thứ nhất: Bạn có thể mang máy tới các cửa hàng sửa chữa. Nếu máy của bạn vẫn còn bảo hành và cửa hàng nơi bạn mua máy có hỗ trợ bảo hành ngay cả trong trường hợp bị nước vào, bạn có thể mang laptop đi bảo hành.
- Cách thứ hai: Tháo máy ra và tự sửa. Lưu ý rằng việc tháo tung laptop có thể khiến sản phẩm của bạn bị từ chối bảo hành. Bạn cũng cần hết sức cẩn thận khi tháo laptop, nhưng việc tự sửa nhanh có thể tăng khả năng sống sót cho laptop.
Công cụ cần để xử lý laptop bị nước vào
- Dụng cụ: Có thể bạn sẽ cần bộ tua vít đầu phẳng và đầu Philips theo nhiều kích cỡ. Nếu có một bộ tua vít Torx nhỏ, hãy sử dụng chúng. Bạn cũng có thể cần một loại thanh nhỏ, hẹp, một con dao của quân đội Thụy Sĩ.
- Một bình khí nén: Được sử dụng để làm loại bỏ bụi bẩn và làm sạch.
- Một không gian làm việc an toàn: Một nơi sạch sẽ và khô ráo, lý tưởng là nơi không có thảm và một bàn sử dụng gỗ hoặc cao su để đặt các bộ phận máy tính.
- Gạo hoặc gói chống ẩm silica gel: Một trong hai loại này sẽ giúp hút ẩm.
- Thiết bị làm nóng: Một máy sưởi trong phòng hoặc máy sấy tóc.
Hầu hết những công cụ này đều có tại các cửa hàng phần cứng, nhưng nếu thiếu dụng cụ nào đó bạn có thể sử dụng thứ khác tương tự thay thế vì nếu không xử lý nhanh, nước sẽ càng ngấm vào và làm hỏng laptop.
Tìm hướng dẫn bảo dưỡng hoặc sửa chữa laptop
Sử dụng một máy tính khác hoặc điện thoại có kết nối Internet và xem được file PDF, tìm kiếm trên Google hướng dẫn bảo dưỡng hoặc sửa chữa theo số model laptop của bạn. Nếu tìm thấy hãy lưu nó lại hoặc xem trực tuyến.
Sách hướng dẫn bảo dưỡng là hướng dẫn đặc biệt do nhà sản xuất laptop của bạn tạo ra, dành cho kỹ thuật viên và dịch vụ sửa chữa của bên thứ ba. Nó sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn từng bước về cách tháo rời máy tính xách tay. Hướng dẫn bảo dưỡng thường được chia làm các phần cho các công việc sửa chữa cụ thể (thay RAM, ổ cứng, bàn phím, màn hình, v.v…) nhưng nếu chuyển qua các phần bạn có thể tìm thấy cách tháo các bộ phận của laptop.
Nếu không thể tìm thấy hướng dẫn bảo dưỡng, đặc biệt là với các thiết kế mới hơn, bạn vẫn có thể tìm thấy hướng dẫn người dùng cuối cùng về cách tháo rời model laptop cụ thể. Một nơi khác bạn có thể tìm đó chính là Youtube, lưu trữ nhiều hướng dẫn tháo các bộ phận của các model laptop khác nhau.
Tháo rời các bộ phận của laptop
Làm theo hướng dẫn trong sách bảo dưỡng hoặc sửa chữa và tháo rời các bộ phận của laptop.
Hãy bắt đầu với bộ phần dễ dàng nhất. Nhiều máy tính xách tay được thiết kế để có thể tháo rời RAM, ổ cứng hoặc SSD (và đôi khi thậm chí các thành phần khác như ổ đĩa) bằng tuốc nơ vít. Các máy tính khác lại yêu cầu tháo tấm bên dưới nó. Tuy nhiên, trên các máy tính xách tay mới và phức tạp hơn (như XPS 13 của Dell và các dòng ultraportable khác) bạn khó có thể tháo các thành phần này ra. Bạn có thể cần phải cậy các miếng nhựa hoặc kim loại ở các đường nối thân máy để tháo tấm này ra.
Khi đã tháo các thành phần, hãy đặt chúng ở nơi an toàn, không dẫn điện như trên tấm cao su hoặc bàn gỗ, không thực hiện ở nơi có thảm và nhớ mang giày tennis. Bạn có thể ghi chú hoặc chụp ảnh bằng điện thoại để khi lắp ráp lại máy tính dễ dàng hơn. Bạn nên đặt ốc vít ở trong túi, hộp để không bị rơi mất.
Làm khô các bộ phận laptop
Kiểm tra từng bộ phận và sử dụng khăn để loại bỏ chất lỏng. Bạn nên cẩn thận, đừng để bất cứ thứ gì làm hỏng bảng mạch. Khi đã lau khô một bộ phận nào đó, sử dụng khí đóng hộp (canned air) để loại bỏ bất kỳ bụi hoặc sợi còn sót lại từ khăn.
Sau đó, để các thành phần này ở một nơi ấm và khô, không được quá nóng vì nhiệt độ cao có thể gây hư hại cho các bộ phận này không kém gì nước. Bạn nên đặt trong phòng với máy sưởi ở chế độ thấp là lý tưởng. Hoặc bạn có thể thử sấy nhẹ nhàng bằng máy sấy tóc ở mức độ thấp, giữ từng bộ phận chắc chắn trong tay và cách quạt gió ít nhất hai feet.
Để các thành phần máy tính bên ngoài ít nhất một vài giờ để hết ẩm. Có một số cách bạn có thể đẩy nhanh tốc độ này là sử dụng gói chống ẩm silica gel (những túi giấy nhỏ được ghi “DO NOT EAT” trong đồ điện tử và hành lý), bạn có thể cẩn thận trải chúng trên các bộ phận này để hút ẩm. Nếu không có gói chống ẩm silica gel, bạn có thể tự tạo công cụ hút ẩm bằng cách để gạo khô trong một túi lưới, bao gối mỏng hoặc bất kỳ chất liệu nào đủ thoáng để không khí thông qua (nhưng không làm lọt gạo). Sau vài giờ, kiểm tra tất cả các bộ phận xem còn ẩm không. Nếu vẫn còn hãy lặp lại những thao tác trên.
Lắp ráp các bộ phận vào máy tính
Bây giờ bạn sẽ thực hiện bước ba theo chiều ngược lại. Một lần nữa, bạn nên làm việc ở nơi không dẫn điện, sử dụng sách bảo dưỡng, ảnh chụp hoặc ghi chú bạn đã thực hiện trong quá trình tháo máy tính. Nếu thấy có bất cứ ốc vít hoặc thành phần nào của máy tính còn sót lại khi laptop được lắp, điều này chứng tỏ bạn đã bỏ sót bước nào đó. Hãy tháo ra và làm lại từ đầu.
Bật nguồn và hy vọng
Sau khi lắp xong, lắp pin, cắm vào ổ điện và nhấn nút nguồn. Như đã đề cập ở trên, máy tính của bạn có thể đã chết khi bị dính nước, nhưng nếu máy tính bật lên vậy là bạn đã “cứu” được nó, hãy thực hiện sao lưu dữ liệu máy tính để đề phòng những trường hợp tương tự xảy ra và có thể bạn không được may mắn như lần này.
Chống nước cho laptop ngay từ đầu
Có rất nhiều sản phẩm giúp bạn có thể bảo vệ laptop của mình khỏi chất lỏng, trong đó phổ biến nhất là vỏ bọc bàn phím bằng silicon. Bạn cũng có thể mua vỏ (skin) cho cả phần trên và phần dưới của thân máy, cũng như vỏ bảo vệ màn hình. Hãy mua các loại túi đựng laptop chống nước. Lưu ý rằng bạn nên tránh bịt các lỗ thông gió tản nhiệt: hãy sử dụng kéo để cắt lỗ để mở khe tản nhiệt cho máy tính.
Chúc các bạn thực hiện thành công!